Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100122

Tổng quan về Xã Sơn Hà

Ngày 23/10/2019 08:38:03

             Cùng với các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Quan Sơn, xã Sơn Hà là một trong những vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bề dày lịch sử-văn hóa và điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có các dòng họ cùng sinh sống đoàn kết với nhau gồm: họ Hà, họ phạm, họ Lò, họ Lữ, họ Ngân, họ Vi, họ Lê, học Lộc, họ Lương…trong đó họ Hà là dòng họ lớn nhất. Được hình thành trên cơ sở sáp nhập từ các bản cũ của xã Sơn Lư nên Sơn Hà là vùng đất đã được các thế hệ nối tiếp nhau xây dựng hàng trăm năm qua, từ quá trình lao động, sáng tạo người dân xã Sơn Hà đã tạo dựng nên truyền thống lao động, đồng thời còn gìn giữ và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa dân tộc mình, trong đó đậm nét nhất là truyền thống văn hóa dân tộc Thái. Dân tộc Thái chiếm đa số, có truyền thống lịch sử, có chữ viết riêng, do đó cộng đồng người Thái đã có nhiều tác phẩm văn hóa dân gian như: Xống chụ xốn sao (tiễn dặn người yêu), Khún lú nang ủa (chàng lú nàng ủa), Quan tố mương (chuyện bản mường) và các bài khặp truyền thống, các điệu khua luống, cồng chiêng và nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống.

Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn tại địa phương, với địa hình rộng lớn và thể theo nguyện vọng chính đáng của đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, ngày 29 tháng 02 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam ra Nghị định số 19/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã trong tỉnh, huyện. Ngày 20 tháng 5 năm 1988, Ủy ban nhân dân xã Sơn Lư đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 19 về việc xã Sơn Lư được chia tách thành 02 xã mới là xã Sơn Lư và xã Sơn Hà. Do đó, xã Sơn Hà được chia tách từ xã Sơn Lư theo Quyết định số 19/1988-HĐBT ngày 16/6/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nên đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư làng, bản lâu đời.

Xã Sơn Hà cách trung tâm huyện 4 km, phía Đông giáp xã Lâm Phú Huyện Lang Chánh, phía Tây giáp xã Tam Lư, phía Nam giáp với xã Yên Khương huyện Lang Chánh, phía bắc giáp Sơn Lư, Thị trấn Quan Sơn; có đường biên giới 3,9km (tiếp giáp với huyện Lang Chánh và nước bạn Lào); trong quá trình 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay xã có 6 bản, 03 trường và 01 trạm y tế; tổng diện tích tự nhiên 8.896,37 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 8.857,34 ha (đất canh tác  88,09 ha); (2) Đất phi nông nghiệp 160,99 ha (đất ở 18,68 ha); (3) Đất chưa sử dụng 178,05 ha; tổng dân số là 2.158 người với 480 hộ, gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh; trong đó dân tộc Thái chiếm 98%, Mường chiếm 0,7%, dân tộc Kinh chiếm 1,3%

Đảng bộ xã có 10 chi bộ, 6 chi bộ thôn bản và 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ y tế; với tổng số 267 đảng viên (tính đến thời điểm năm 2018); trong đó, nam 173 đồng chí, nữ 94 đồng chí; cơ cấu đảng viên là các dân tộc: dân tộc Thái 236 đồng chí, dân tộc Kinh 23 đồng chí, dân tộc Mường 8 đồng chí; Chi bộ nông thôn có 196 đảng viên, chi bộ y tế và 3 chi bộ nhà trường là 71 đảng viên. Đến nay xã Sơn Hà không có bản trắng về đảng viên, chi bộ nhiều đảng viên nhất là 48 đảng viên, chi bộ ít đảng viên nhất là 5 đảng viên, không có chi bộ trắng đảng viên

 

 

 

Tổng quan về Xã Sơn Hà

Đăng lúc: 23/10/2019 08:38:03 (GMT+7)

             Cùng với các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Quan Sơn, xã Sơn Hà là một trong những vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bề dày lịch sử-văn hóa và điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có các dòng họ cùng sinh sống đoàn kết với nhau gồm: họ Hà, họ phạm, họ Lò, họ Lữ, họ Ngân, họ Vi, họ Lê, học Lộc, họ Lương…trong đó họ Hà là dòng họ lớn nhất. Được hình thành trên cơ sở sáp nhập từ các bản cũ của xã Sơn Lư nên Sơn Hà là vùng đất đã được các thế hệ nối tiếp nhau xây dựng hàng trăm năm qua, từ quá trình lao động, sáng tạo người dân xã Sơn Hà đã tạo dựng nên truyền thống lao động, đồng thời còn gìn giữ và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa dân tộc mình, trong đó đậm nét nhất là truyền thống văn hóa dân tộc Thái. Dân tộc Thái chiếm đa số, có truyền thống lịch sử, có chữ viết riêng, do đó cộng đồng người Thái đã có nhiều tác phẩm văn hóa dân gian như: Xống chụ xốn sao (tiễn dặn người yêu), Khún lú nang ủa (chàng lú nàng ủa), Quan tố mương (chuyện bản mường) và các bài khặp truyền thống, các điệu khua luống, cồng chiêng và nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống.

Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn tại địa phương, với địa hình rộng lớn và thể theo nguyện vọng chính đáng của đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, ngày 29 tháng 02 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam ra Nghị định số 19/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã trong tỉnh, huyện. Ngày 20 tháng 5 năm 1988, Ủy ban nhân dân xã Sơn Lư đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 19 về việc xã Sơn Lư được chia tách thành 02 xã mới là xã Sơn Lư và xã Sơn Hà. Do đó, xã Sơn Hà được chia tách từ xã Sơn Lư theo Quyết định số 19/1988-HĐBT ngày 16/6/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nên đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư làng, bản lâu đời.

Xã Sơn Hà cách trung tâm huyện 4 km, phía Đông giáp xã Lâm Phú Huyện Lang Chánh, phía Tây giáp xã Tam Lư, phía Nam giáp với xã Yên Khương huyện Lang Chánh, phía bắc giáp Sơn Lư, Thị trấn Quan Sơn; có đường biên giới 3,9km (tiếp giáp với huyện Lang Chánh và nước bạn Lào); trong quá trình 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay xã có 6 bản, 03 trường và 01 trạm y tế; tổng diện tích tự nhiên 8.896,37 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 8.857,34 ha (đất canh tác  88,09 ha); (2) Đất phi nông nghiệp 160,99 ha (đất ở 18,68 ha); (3) Đất chưa sử dụng 178,05 ha; tổng dân số là 2.158 người với 480 hộ, gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh; trong đó dân tộc Thái chiếm 98%, Mường chiếm 0,7%, dân tộc Kinh chiếm 1,3%

Đảng bộ xã có 10 chi bộ, 6 chi bộ thôn bản và 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ y tế; với tổng số 267 đảng viên (tính đến thời điểm năm 2018); trong đó, nam 173 đồng chí, nữ 94 đồng chí; cơ cấu đảng viên là các dân tộc: dân tộc Thái 236 đồng chí, dân tộc Kinh 23 đồng chí, dân tộc Mường 8 đồng chí; Chi bộ nông thôn có 196 đảng viên, chi bộ y tế và 3 chi bộ nhà trường là 71 đảng viên. Đến nay xã Sơn Hà không có bản trắng về đảng viên, chi bộ nhiều đảng viên nhất là 48 đảng viên, chi bộ ít đảng viên nhất là 5 đảng viên, không có chi bộ trắng đảng viên

 

 

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)